Giải pháp nào giúp ngành dệt may vượt qua khó khăn?

Mặc dù dịch Covid -19 đã cơ bản được kiểm soát ở trong nước nhưng ngành dệt may vẫn đang tiếp tục hứng chịu khó khăn do ảnh hưởng từ thị trường thế giới.

Giải pháp nào giúp ngành dệt may vượt qua khó khăn
Ngành dệt may cần nhiều chính sách hỗ trợ để vượt qua khó khăn. Ảnh C.A

Nhiều khó khăn

Tính chung 9 tháng năm 2020, vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt 481,2 triệu m2, tăng 2,9%; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt 730,9 triệu m2, giảm 8,5%; quần áo mặc thường ước đạt 3.266,9 triệu cái, giảm 6,2% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc 9 tháng ước đạt 22,06 tỷ USD, giảm 10,3% so với cùng kỳ.

Dưới tác động của dịch Covid-19, dệt may là một trong những ngành hàng chịu thiệt hại trực tiếp lớn nhất cùng với ngành du lịch, hàng không, da giày. Tình hình sản xuất, xuất khẩu ngành dệt may vẫn gặp nhiều khó khăn. Tổng cầu dệt may thế giới năm 2020 sụt giảm mạnh. Năm 2019, kim ngạch nhập khẩu dệt may thế giới là 775 tỷ USD, do Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài, ước tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2020 đạt 600 – 640 tỷ USD, giảm 15-20% so với 2019, thậm chí có thể giảm tới 25%.

Theo thông lệ hàng năm, thời điểm hiện tại các doanh nghiệp đều có đơn hàng đến cuối năm và thậm chí nửa đầu năm sau. Tuy nhiên, nhu cầu chững lại do dịch Covid-19 khi người tiêu dùng trên thế giới chỉ quan tâm đến đồ dùng thiết yếu và phòng chống dịch bệnh, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện chỉ nhận đơn hàng theo thông tin từng tháng, thậm chí từng tuần. Thực tế, các mặt hàng truyền thống, thế mạnh của nhiều doanh nghiệp may Việt Nam là veston, sơ mi cao cấp hầu như chưa có đơn hàng cho quý cuối năm.

Nói về tình hình của ngành dệt may, ông Phạm Văn Việt, Chủ tịch Hội Dệt may – Thêu đan TPHCM cho biết, tính đến thời điểm này phần lớn các doanh nghiệp dệt may chỉ có khoảng 50% đơn hàng, có một số ít có khoảng 80% nhưng chưa có thông tin rõ ràng. So với cùng thời điểm năm ngoái lượng đơn hàng đã giảm tới 50%. Trong đó hai thị trường xuất khẩu chính của ngành dệt may là Mỹ và EU đã giảm tới 80% đơn hàng. Hiện giá gia công đang giảm trung bình khoảng 10%. có một số đơn hàng cạnh tranh Banglades và Ấn Độ, giảm 15-20%, nên xem như doanh nghiệp bị lỗ ngay từ khi nhận đơn hàng. Trong khi đó, mặt hàng khẩu trang và đồ bảo hộ được coi là chủ lực của nhiều doanh nghiệp may hiện nay giá đã giảm mạnh do dư thừa nguồn cung trên toàn thế giới.

“Để giảm bớt chi phí và giữ chân người lao động, bắt buộc doanh nghiệp phải cho người lao động nghỉ luân phiên và sản xuất cầm chừng vì nếu người lao động bỏ đi làm việc khác đến khi thị trường khôi phục muốn họ quay về không phải đơn giản, đặc biệt những ngành cần lao động có tay nghề như ngành dệt may. Tuy nhiên trong tình hình này, trong quý 4 các doanh nghiệp vẫn phải buộc cho nghỉ việc từ 20-50% lao động”, ông Việt cho biết

Nhận định về cơ hội và hướng phát triển cho ngành dệt may, ông Việt cho biết, Hiệp định thương mại Việt Nam -EU (EVFTA) có hiệu lực từ tháng 8/2020 được kỳ vọng sẽ giúp ngành dệt may thoát khỏi khó khăn, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, đểt thực hiện Hiệp định này cũng có rấtnhiều khó khăn phải khắc phục, phải có kế hoạch cụ thể và quá trình mới tiếp cận và phát triển được. Cần nắm rõ các quy định mà EVFTA yêu cầu như quy. tắc xuất xứ, tiêu chuẩn sản phẩm, nhu cầu của người tiêu dùng từng thị trường vì  EU là thị trường rất khó tính, điều kiện sản xuất chặt chẽ đòi hỏi cao về công nghệ sản xuất, tiêu chuẩn, chất lượng, mẫu mã sản phẩm và đặc biệt là trách nhiệm xã hội.

Bên cạnh cơ hội từ EVFTA, Nghị  quyét 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ của Chính phủ ban hành ngày 6/8/2020 sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tháo gỡ nút thắt về nguyênliệu dệt may, tạo nên cụm liên kết ngành, đáp ứng quy tắc xuất xứ theo cam kết của các hiệp định thương mại thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết. Ngoài ra để phát triển bền vững và vươn lên thứ hạng cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu, các doanh nghiệp dệt may đã dần chuyển hướng phát triển ODM (tự thiết kế, bán hàng) hay OBM (sở hữu nhãn hàng riêng thay vì thuần gia công (CMPT) như hiện nay.

Giải pháp nào?

Liên quan đến các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành dệt may trong tình hình hiện nay, ông Việt đề xuất: Chính phủ cần nới lỏng các điều kiện thủ tục cũng như kéo dài thời gian hỗ trợ cho người lao động đươc vay vốn đề để trả lương ngừng việc với lãi suất 0% theo Nghị quyết 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ; Giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp cho tất cả các doanh nghiệp trong năm 2020 thay vì chỉ áp dụng với trường hợp có tổng doanh thu dưới 200 tỷ đồng vì tất cả các doanh nghiệp dệt may dù lớn hay nhỏ cũng đều chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 không phân biệt quy mô doanh thu; Giảm thuế 50% thuế GTGT để giảm chi phí nhằm kích cầu tiêu dùng dau dịch vì hiện các doanh nghiệp đang rất cần vốn lưu động để duy trì kinh doanh. Việc bỏ thêm 10% thuế VAT và phải đợi đến cuối năm mới được hoàn trả gây khó khăn cho các doanh nghiệp và khó thực hiện các chính sách kích cầu tiêu dùng; Cho phép DN khấu trừ khoản lỗ của năm 2020 do ảnh hưởng dịch Covid-19 và lợi nhuận năm 2019 khi tính thuế TNDN. Điều này cho phép doanh nghiệp chỉ trả nộp thuế trong vòng 2 năm 2019-2020, quan trọng hơn là có thể giúp doanh nghiệp có lợi nhuận trong năm 2019 nhưng bị thua lỗ trong năm 2020 có thể tránh phá sản do ảnh hưởng của đại dịch.

Ngoài  ra, đại diện Hội Dệt may- Thêu đan cũng đề nghị không tăng lương tối thiểu trong năm 2020. Mặc dù đây là quyền lợi chính đáng của người lao động, nhưng trong tình hình khó khăn như hiện nay người lao động cần chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp. Doanh nghiệp tồn tại thì mới đảm bảo việc làm cho người lao động. Đồng thời, đề nghị miễn đóng quỹ công đoàn năm 2020-2021 thay vì chỉ lùi thời điểm đóng phí công đoàn. Cùng với đó, dừng và giảm thu của quỹ bảo hiểm từ 1% xuống 0,5% trong ít nhất 12 tháng. Dùng quỹ kết dư bảo hiểm xã hội để hỗ trợ doanh nghiệp trả lương cho người lao động khi người lao động phải nghỉ việc vì thiếu việc làm; Bổ sung quỹ hỗ trợ doanh nghiệp giữ chân người lao động có tay nghề ảnh hưởng dịch Covid-19 nhất là đối với những ngành nghề cần đào tạo người lao động có kỹ năng như ngành dệt may; Kéo dài thời gian áp dụng giảm giá bán điện thay vì chỉ áp dụng 3 tháng vì tiền điẹn chiếm tỷ trọng cao trong chi phí của ngành dệt may

“Đặc biệt, các bộ, ngành cần sớm có các chương trình hành động cụ thể các chính sách để thực hiện nghị quyết 15/NQ-CP của Chính phủ. Chính phủ cần đánh giá và định vị lại vị trí của ngành dệt may tại thị trường Việt Nam cũng như trong chuỗi giá trị toàn cầu để có các quyết sách đúng đắn, hỗ trợ kịp thời doanh nghiệp dệt may phát triển và vươn ra thị trường thế giới…”, đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam nhấn mạnh.

Nguồn: thitruong.com.vn

Add your comment

Chính Sách Bảo Mật

Công ty TNHH GBOS LASER INC cam kết giữ bảo mật tất cả những thông tin khách hàng và đối tác theo chính sách bảo mật

Chính sách thanh toán

Hình thức thanh toán: chuyển khoản hoặc tiền mặt

Chính sách vận chuyển

Công ty TNHH GBOS laser vận chuyển, lắp đặt và đào tạo Miễn Phí tất cả các đơn hàng mua máy tại khu vực Miền Nam
Call, Zalo